Vàng với vai trò dự trữ ngày nay Kim_bản_vị

Trong thập niện 1990, nước Nga bán hết phần lớn lượng dự trữ vàng từ thời Liên Xô, trong khi đó, một số quốc gia khác tích trữ vàng để chuẩn bị cho Liên minh tiền tệ và Kinh tế châu Âu. Chỉ còn đồng Franc của Thụy Sĩ là đồng tiền chuyển đổi ra vàng. Tuy nhiên, dự trữ vàng với lượng đáng kể tại nhiều nước là một công cụ bảo vệ đồng tiền của họ và tránh ràng buộc vào đồng đôla Mỹ, thực tế này hình thành lượng dự trữ khổng lồ tiền thanh khoản cao. Đồng đôla yếu có xu hướng được bù lại bởi giá vàng mạnh lên. Vàng vẫn là tài sản tài chính cơ bản của gần như tất cả các ngân hàng trung ương bên cạnh ngoại tệ và trái phiếu chính phủ. Nó cũng được tích trữ tại các ngân hàng trung ương như là một biện pháp đề phòng.... Ước tính, 25% toàn bộ lượng vàng có trên mặt đất được cất giữ tại quỹ của các ngân hàng trung ương.

Tiền xu vàng và vàng thỏi được mua bán rộng rãi tại các thị trường có tính thanh khoản cao, và do đó vẫn là hình thức cất giữ tài sản cá nhân. Cho dù một số tổ chức, cá nhân phát hành tiền ví dụ tiền kỹ thuật số quy ra vàng, thì chúng vẫn phải được bảo đảm bằng dự trữ vàng của họ.

Năm 1999, để bảo vệ vai trò cất trữ giá trị của vàng, Ngân hàng trung ương châu Âu đã ký "thỏa thuận Washington", tuyên bổ rằng họ không cho phép vay nợ vàng để đầu cơ và họ cũng không tham gia vào thị trường vàng với vai trò là người bán, trừ khi các giao dịch đó đã ký kết trước thời điểm ký thỏa thuận trên.

Những năm cuối của Thời kỳ khủng hoảng giá hàng hóa (1980-2000) cũng đã ảnh hưởng đến vàng, giá vàng đã tăng vượt mức giá được giao dịch trong vòng 20 năm. Thực tế này dẫn đến hậu quả là các tổ chức quản lý tiền tệ lại sử dụng vàng để giữ vững giá trị đồng tiền của họ, dẫu vậy, không có nghĩa là quay trở lại bản vị vàng. Trên thực tế ngày nay thì ngược lại, vàng càng đắt đỏ thì bản vị vàng càng khó thực hiện.

Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu tư quý 3 năm 2010, vàng lại trở lại đóng vai trò là vịnh tránh bão an toàn. Ở lúc đỉnh cao nhất giá vàng giao ngay đạt mức trên $1900/oz vào quý 3 năm 2011. Ở thời điểm này giá vàng biến động rất lớn. Do vậy nhiều nhà đầu tư đã coi vàng là kênh đầu tư ít rủi ro nhất.

Năm 2009, Satoshi Nakamoto đã phát minh ra một loại tiền tệ mới với tên gọi là Bitcoin, có khả năng cạnh tranh trực tiếp với vàng do có đầy đủ các tính chất của kim loại này và vượt qua được sự kiểm soát của chính phủ.[3].